TÓM TẮT :

Mục tiêu: Tìm mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến không khí an toàn người bệnh tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện 300 Nhân viên Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để đạt khoảng tin cậy 95%, phù hợp với yêu cầu thực hiện SEM để xác định quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình.

Kết quả: mô hình phù hợp với dữ liệu và chứng minh được quan hệ giữa thông tin an toàn, với sự ưu tiên an toàn so với năng suất (p=0.045)và quy trình an toàn với sự ưu tiên an toàn so với năng suất (p=0.027)

Kết luận:.Có mối liên quan giữa yếu tố lãnh đạo, thông tin an toàn và quy trình an toàn  trong không khí an toàn người bệnh tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương để nâng cao mức độ ưu tiên an toàn.

Từ khóa: không khí an toàn, ưu tiên an toàn

ABSTRACT :

THE RELATIONSHIP BETWEEN FACTORS  IN PATIENT SAFETY CLIMATE IN NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL

Võ Đức Chiến et al.

Objectives: To find the relationship between the factors that effect on patient safety climate in Nguyen Tri Phuong hospital.

Subjects and methods: Descriptive cross-sectional study, convenient sampling 300 Nguyen Tri Phuong Hospital's staffs to achieve a 95% confidence interval, in accordance with SEM requirements to determine the relationships and impacts of factors in the model.

Results: The model is suitable to the data and demonstrates the relationships between safety information (p=0.045) and safety procedures (p=0.027) with primary safety.

Conclusions: There was a relationship between leadership factor, information for safety and safety procedures in patient safety climate in Nguyen Tri Phuong hospital. 

Keywords: safety climate, primary safety

ĐẶT VẤN ĐỀ:

An toàn trong các tổ chức, nói chung, là việc nhân viên và những người có liên quan (khách hàng…) không bị tổn hại sức khỏe do sự cố. Trong ngành y tế, an toàn tập trung vào cả hai đối tượng nhân viên y tế và người bệnh. An toàn người bệnh là một thành phần quan trọng của chất lượng dịch vụ y tế. Tuy nhiên, an toàn người bệnh có những đặc thù riêng so với an toàn trong tổ chức. Trong khi nguồn gây ra sự cố an toàn trong tổ chức nói chung là hoạt động của các máy móc, thiết bị, hóa chất… thì các sự cố gây tổn thương cho người bệnh có nguyên nhân từ chính các sai lỗi trong hoạt động điều trị cho người bệnh. Để hạn chế các sai lỗi trong điều trị, các bệnh viện thường sử dụng biện pháp xây dựng các quy trình, thủ tục trong điều trị nhằm bảo đảm an toàn và cung cấp thông tin an toàn người bệnh cho nhân viên y tế. Tuy nhiên, hai biện pháp này mang đến các kết quả trái ngược nhau trong các bối cảnh khác nhau (Leape, 2002) do đã bỏ qua nhận thức của nhân viên y tế. Không khí an toàn là nhận thức chung của nhân viên y tế về các quy trình, thủ tục an toàn, các hành vi an toàn được tổ chức kỳ vọng, hỗ trợ trong tổ chức. Không khí an toàn cung cấp một khung tham chiếu cho các hành vi an toàn trong tổ chức. Vì vậy, nghiên cứu không khí an toàn sẽ giúp đưa ra các biện pháp giải giúp mang lại hiệu lực cho việc xây dựng, ban hành quy trình, thủ tục an toàn, cung cấp thông tin an toàn trong bệnh viện. 

Không khí an toàn người bệnh bao gồm các nhân tố: Nhận thức về sự thích hợp của các quy trình thủ tục an toàn; Thông tin an toàn; Thực hành an toàn của người quản lý; Sự ưu tiên của an toàn so với năng suất. Việc xác định quan hệ giữa các nhân tố nói trên sẽ giúp đưa ra giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng, an toàn người bệnh của bệnh viện.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Chọn mẫu thuận tiện 301 Nhân viên Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để đạt khoảng tin cậy 95%, phù hợp với yêu cầu thực hiện SEM để xác định quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình.

Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát bằng bảng câu hỏi của Eitan Naveh 2005 về không khí an toàn, thang đo đang biến dạng Likert, năm điểm từ 1 - rất không đồng ý đến 5 - rất đồng ý

Mô hình phương trình cấu trúc SEM được sử dùng gồm 2 phần: phần thứ nhất là kiểm định  mô hình đo lường có đạt được độ tương thích với đối tượng không thông qua phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Conformatory Factory Analysis), phần thứ 2 là xác định quan hệ và mức độ ảnh hưởng giữa các nhân tố trong không khí an toàn người bệnh, mối liên hệ có ý nghĩa khi p < 0.05

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Đặc điểm của đối tượng

Có 301 nhân viên y tế tham gia nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ nữ chiếm 64,8%. Nhân viên y tế thuộc khối nội chiếm tỉ lệ cao nhất là 61,4%. Độ tuổi thường gặp nhất trong nghiên cứu là dưới 30 tuổi và từ 30 đến dưới 40 tuổi chiếm tỉ lệ 47,69% và 30,77%. Đối tượng kinh nghiệm làm việc từ 10 năm trở xuống trong ngành y tế và bệnh viện chiếm tỉ lệ cao nhất, 72,2% và 74,3%. (Bảng 1)

Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng

Đặc điểm                                                    Tần số (n = 301)       Tỷ lệ (%)

Giới tính                                                    n = 193

       Nam                                                    68       35.2%

       Nữ                                                       125       64.8%

Khoa                                                          n = 171

       Khối nội                                              105       61.4%

       Khối ngoại                                          37       21.6%

       Khối cận lâm sàng                              29       17.0%

Tuổi                                                           n = 130

       Dưới 30 tuổi                                       62       47.69%

       Từ 30 đến dưới 40 tuổi                       40       30.77%

       Từ 40 đến dưới 50 tuổi                       14       10.77%

       Từ 50 tuổi trở lên                                14       10.77%

Số năm làm việc trong ngành Y tế         n = 162

       1-10 năm                                             117       72.2%

       11-20 năm                                           23       14.2%

       21-30 năm                                           18       11.1%

       31-40 năm                                           4       2.5%

Số năm làm việc tại bệnh viện                n = 160                              

       1-10 năm                                             119       74.3%

       11-20 năm                                           24       15.0%

       21-30 năm                                           14       8.8%

       31-40 năm                                           3       1.9%

Kết quả một số câu hỏi khảo sát các nhân tố liên quan an toàn người bệnh đáng lưu ý (bảng 2)

Nhân tố

Nội dung

1

2

3

4

5

Thông tin an toàn

 

Có chương trình đào tạo an toàn người bệnh (5 đúng…)

2%

5%

14%

54%

24%

Bệnh viện có các quy định về an toàn người bệnh

1%

3%

14%

68%

14%

Quy trình thủ tục an toàn

Các quy định an toàn thực tế

2%

9%

31%

49%

9%

Sự ưu tiên của an toàn so với năng suất

 

Nếu thiếu nhân lực thì phải giảm tiêu chuẩn an toàn

25%

35%

19%

16%

5%

Quy định an toàn được bỏ qua

33%

42%

16%

7%

3%

Làm tắt (bỏ qua một số thủ tục an toàn) là chấp nhận được

29%

42%

16%

12%

1%

Thực hành an toàn của người quản lý

 

Lãnh đạo khoa của tôi khen ngợi chúng tôi mỗi khi thấy công việc được thực hiện theo các quy định an toàn người bệnh

2%

5%

20%

58%

15%

Lãnh đạo khoa của tôi hướng các thành viên trong khoa đến các vấn đề an toàn người bệnh

1%

4%

15%

59%

20%

Lãnh đạo khoa của tôi tạo ra một không khí trong đó mọi người có thể nói bất cứ điều gì họ nghĩ

3%

7%

29%

44%

16%

 

Phân tích CFA

Dữ liệu sau khi thu thập được đã được xử lý trên phần mềm SPSS 24, kiểm định độ tin cậy thang đo, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt. Kiểm tra mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. Kết quả cho thấy:


Hình 1. Kết quả CFA

Các chỉ số Fit index: ChiSquare/df = 1.942; CFI = 0.962; GFI = 0.914; TLI = 0.955

Phân tích SEM

 

Nhân tố

 

Nhân tố

R2

S.E

C.R

P

Ưu tiên an toàn

Thông tin an toàn

.185

.092

2.002

.045

Ưu tiên an toàn

Thực hành của lãnh đạo

-.178

.116

-1.538

.124

Ưu tiên an toàn

Quy trình an toàn

.210

.95

2.206

.027

 

BÀN LUẬN

Thông tin an toàn:

Tỷ lệ nhân viên y tế biết về các quy định, các lớp học về an toàn người bệnh và các nguy cơ có thể xảy ra tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương chiếm tỉ lệ cao trên 78%, tuy nhiên vẫn còn 1 phần nhỏ khoảng 7% nhân viên y tế chưa nắm rõ những quy định này, cần có biện pháp để đảm bảo tất cả nhân viên y tế đều nắm rõ các thông tin an toàn của bệnh viện

Nhận thức về sự thích hợp của các quy trình thủ tục an toàn:

Về độ thực tế của những quy định an toàn, có khoảng 58% nhân viên đồng ý, tỷ lệ này vẫn còn chưa cao, thậm chí có 11% nhân viên cho rằng những quy định này không thực tế. Bệnh viện cần đưa ra những quy trình có sự cố vấn của những nhân viên làm việc trực tiếp tại khoa lâm sàng

Thực hành an toàn của người quản lý:

Trên 70% nhân viên y tế cho rằng lãnh đạo của họ quan tâm đến an toàn người bệnh và hướng các hoạt động của khoa đến sự an toàn của bệnh nhân, có khen ngợi những hành vi tuân thủ an toàn người bệnh, chỉ có <10% nhân viên là không đồng tình. Đây là kết quả bước đầu khá khả quan tuy nhiên cũng có thể kết quả cao do ảnh hưởng của sự kỳ vọng xã hội. Cũng có khoảng 60% nhân viên đồng ý với ý kiến “Lãnh đạo khoa của tôi tạo ra một không khí trong đó mọi người có thể nói bất cứ điều gì họ nghĩ” chỉ có 10% ý kiến không đồng ý. Điều này thể hiện tinh thần tự do thể hiện ý kiến đã được phát huy tương đối rộng khắp trong môi trường làm việc của bệnh viện.

Sự ưu tiên của an toàn so với năng suất:

Hơn 38% nhân viên đồng ý việc bỏ qua 1 số khía cạnh an toàn để hoàn thành công việc. Hơn 1/5 nhân viên y tế cho rằng phải giảm tiêu chuẩn an toàn nếu thiếu người và nếu có áp lực công việc thì phải ưu tiên làm nhanh mặc dù ít an toàn hơn. Đa số nhân viên y tế không đồng ý với việc làm tắt, bên cạnh vẫn còn 13% cho rằng bỏ qua 1 số thủ tục an toàn là chấp nhận được. Vẫn còn bộ phận không nhỏ nhân viên bỏ qua ưu tiên an toàn để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phân tích CFA: Các chỉ số Fit index: ChiSquare/df = 1.942 < 2; CFI = 0.962 > 0.9; GFI = 0.914 >0.9; TLI = 0.955 >0.9, thể hiện mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu.

Phân tích SEM:

            Trong các mối liên hệ trong mô hình, ta thấy yếu tố quy trình làm việc có ảnh hưởng đến sự ưu tiên an toàn với chỉ số p = 0.027 < 0.05 và có độ mạnh vừa (R2 = 0.210) và yếu tố thông tin an toàn cũng có ảnh hưởng đến sự ưu tiên an toàn với chỉ số p = 0.045 < 0.05 và có độ mạnh vừa (R2 = 0.185). Khi phân tích yếu tố lãnh đạo ta thấy có mối tương quan nghịch (R2 = -.178) tuy nhiên giá trị p = 0.124 > 0.05 không có ý nghĩa thống kê. Tuy vậy khi xét cả 3 yếu tố ta lại không thấy chúng có liên hệ với yếu tố ưu tiên an toàn (p <0.05), điều đó cho thấy cả 3 yếu tố thông tin an toàn, quy trình an toàn và thực hành của lãnh đạo chưa có sự kết nối nhau trong nhận định của nhân viên y tế.

KẾT LUẬN

            Từ kết quả nghiên cứu, ta thấy trong nhận định của nhân viên y tế bệnh viện Nguyễn Tri Phương, các nhân tố an toàn vẫn chưa có sự phối hợp tốt có tác động đồng bộ lên sự ưu tiên an toàn so với năng suất. Nếu như bệnh viện thật sự đã có sự phối hợp tốt giữa các nhân tố an toàn, cần có biện pháp để thông tin đến cho nhân viên để tăng sự thông hiểu và an tâm trong công việc. Nếu chưa có sự phối hợp như mong đợi, có thể xem xét một số biện pháp có thể thực hiện ngay như: việc xây dựng các bộ quy trình chuẩn có sự tham mưu của các nhân viên y tế khối lâm sàng để tăng tính thực tế của các quy trình; tìm hiểu và kiểm tra sự nắm bắt và tuân thủ quy trình của nhân viên tại các khoa; tiếp tục nâng cao uy tín chuyên môn cho lãnh đạo qua việc phân công nhiệm vụ hợp lý, quản trị tốt nguồn nhân lực ngay trong những trường hợp công việc đôi khi quá tải; và cần thiết phải tăng cường sự phối hợp giữa bộ phận làm quy trình, bộ phận chỉ đạo thực hiện và giám sát, bộ phận trực tiếp thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Naveh E., & Navon T. K., (2005) Treatment  errors in  healthcare : A safety climate approach, Management Science.

2. Fogarty, G. J., & Shaw, A (2010). Safety climate and the theory of planned behavior: towards the prediction of unsafe behavior. Accid Anal Prev, 42(5), 1455-1459.

3. Leape L, Berwick D, Clancy C, et al. Transforming healthcare : a safety imperative. Qual Saf Healthcare 2009

4. Kaplan HC, Provost LP, Froehle CM, et al. The model for understanding success in quality : Building a theory of context in healthcare quality improvement. Qual Saf  2012

5. Singer Sj, Gaba DM, Falwell A, et al. Patient safety climate in 92 US hospitals : Differences by work area and discipline, Med Care 2009

6. Fogarty, G. J., & Shaw, A (2010). Safety climate and the theory of planned behavior: towards the prediction of unsafe behavior. Accid Anal Prev, 42(5), 1455-1459.