TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát đề kháng in vitro vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Ðại học Y Dược TPHCM.

Phương pháp: 

234 bệnh nhân với 120 nam và 114 nữ người lớn viêm phổi cộng đồng điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thời gian 10/2014 đến 11/2015, gồm 81 bệnh nhân có kết quả cấy đàm hay dịch rửa phế quản (BAL) tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.

Kết quả:

S. pneumonia đề kháng hoàn toàn với oxacillin nên đề kháng cao với betalactam. Staphylococcus spp. chỉ không đề kháng với Vancomycin. P.aeruginosa chỉ còn đề kháng tương đối thấp Amikacin, Piperacillin Tazobactam, Carbapenem và Colistin. A. baumannii chỉ không đề kháng với Colistin và đề kháng khá cao với Carbapenem. Các Enterobacteriaceae cũng gia tăng đề kháng kháng sinh

Kết luận: Các vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng rất đa dạng và gia tăng đề kháng kháng sinh cao.

Từ khóa: viêm phổi cộng đồng, vi khuẩn gram dương, vi khuẩn gram âm.

 

ABSTRACT

Investigating in-vitro resistance to bacteria causing community- acquired pneumonia in HCMC University Medical Center 2015.

Le Tien Dung MD. PhD.* Nguyen Minh Man**

Objective: Investigating in-vitro resistance to bacteria causing community-acquired pneumonia in HCMC University Medical Center.

Methods: 

234 community- acquired pneumonia patients (including 120 adult males and 114 adult females) were treated at HCMC University Medical Center from October 2014 to November 2015. Among them, 80 patients were determined to have positive sputum or BAL culture.

Results:

S.pneumonia was resistant not only to oxacillin, but also to betalactam. Staphylococcus spp. was not resistant to Vancomycin. P.aeruginosa had relatively low resistance to Amikacin, Piperacillin Tazobactam, Carbapenem and Colistin. Enterobacteriaceae was also increasing antibiotic resistance.

Conclusion:

Bacteria caused CAP are multiform and increasing high antibiotic resistance.

Keywords: community-acquired pneumonia, gram-positive bacteria, gram-negative bacteria


* TS.BS, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược, TPHCM     

** BSCKI, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược, TPHCM

Tác giả liên lạc: Lê Tiến Dũng            ĐT: 0962265264     email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. 

ÐẶT VẤN ÐỀ

Viêm phổi cộng đồng (VPCÐ) là một nhiễm khuẩn hô hấp cấp nhưng các vi khuẩn gây bệnh hiện nay cũng đã thay đổi và gia tăng kháng thuốc nghiêm trọng. Tại Hoa kỳ, việc vi khuẩn gia tăng đề kháng kháng sinh đã khiến chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm phải tăng ít nhất 100 triệu Mỹ kim (2,3). Theo nghiên cứu 2005 -2006 của ANSORP, vùng Châu Á (Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông) có tỉ lệ phế cầu kháng thuốc rất cao (12,13). Các nghiên cứu Alexander project (1998-2000) và PROTEK project (1999-2000) cũng cho thấy phế cầu kháng penicillin và macrolide ở vùng Châu Á cao hơn rất nhiều so với khu vực Châu Mỹ Latin (1,11). Nhiều nghiên cứu trong nước cũng cho thấy tình hình vi khuẩn trong VPCĐ cũng gia tăng đề kháng kháng sinh rất trầm trọng (4,5,6,7,9,10,14). Ðiều quan trọng là chọn lựa kháng sinh thích hợp trong điều trị kinh nghiệm các VPCĐ, và do vậy hiểu biết về đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây VPCĐ là rất quan trọng.

Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích khảo sát đề kháng in vitro vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Ðại học Y Dược TPHCM.

ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ðối tượng: Các bệnh nhân người lớn VPCĐ được chẩn đoán và điều trị nội trú tại Bệnh viện Ðại học Y Dược TPHCM thời gian 10/2014 đến 11/2015, gồm 234 bệnh nhân với 120 nam và 114 nữ, có 81 bệnh nhân có kết quả cấy đàm hay dịch rửa phế quản (BAL) tìm thấy vi khuẩn gây bệnh,

Phương pháp nghiên cứu: Ðây là nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

Xử lý mẫu bệnh phẩm

Bệnh phẩm là mẫu đàm được lấy bằng cách vỗ lưng và hướng dẫn bệnh nhân khạc đàm, có khi phải hổ trợ bằng cách cho bệnh nhân xông khí dung với NaCl 0,9% trước khạc đàm hay soi phế quản và cấy dịch rửa phế quản (BAL). Bệnh phẩm được đựng ở lọ nhựa trong và gởi đến ngay phòng xét nghiệm vi sinh. Mẫu đàm được chọn cấy khi đủ độ tin cậy: < 10 tế bào biểu bì, > 25 bạch cầu / quang trường × 100. Bệnh phẩm được cấy định lượng và làm kháng sinh đồ. Chúng tôi không tiến hành xét nghiệm vi khuẩn không điển hình.

Xử lý số liệu và tính toán thống kê

Tất cả bệnh nhân nghiên cứu được thu thập số liệu theo một biểu mẫu thống nhất có sẵn đã được lập trình. Các số liệu, tỉ lệ phần trăm đựợc thể hiện ở các bảng. Các số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0.

Chúng tôi ghi nhận vi khuẩn đa kháng thuốc (MDR: multidrug resistant): không nhạy với ≥ 1 kháng sinh trong ≥ 3 họ kháng sinh

KẾT QUẢ    

Bảng 1: Đề kháng in vitro Streptococcus spp.

Streptococcus spp.

N=41

Penicil

Clida

Ampi

Azith

Vanco

amikax

Ceftria

Cipro

Levo

Mero

Nhạy

9

(30)

5

(13,2)

9

(25)

6

(17,6)

37

(100)

9

(90)

10

(71)

5

(62,5)

4

(80)

5

(100)

Kháng

21

(70)

33 (86,8)

27

(75)

28 (82,3)

 

1

(10)

4

(29)

3

(37,5)

1

(20)

 

 

Bảng 2: Đề kháng in vitro S. aureus

S. aureus

N= 6

Penicil

Clida

Erythr

Vanco

amikax

Ceftri

Cefta

Cipro

Levo

Mero

Nhạy

1

(16,5)

1

(20)

 

6

(100)

5

(83,3)

 

 

 

3

(50)

 

Kháng

5

(83,5)

4

(80)

6 (100)

 

1

(16,7)

6

(100)

5

(100)

5

(100)

3

(50)

6

(100)

 Bảng 3: Đề kháng in vitro P. aeruginosae

P.aeruginosae

N=13

Ampi

amika

Cefope

Ceftaz

Ceftria

Cipro

Levo

Colis

Pipera

Mero

Nhạy

3

(25)

10

(77)

11 (84,6)

9 (69,2)

4 (33,3)

7 (53,8)

8

(61,5)

5 (100)

10

(77)

12

(92,3)

Kháng

9

(75)

3

(23)

1

(7,7)

4 (30,8)

8 (66,7)

5 (38,5)

4

(31)

 

3

(23)

1

(7,7)

Trung gian

 

 

1

(7,7)

 

 

1

 (7,7)

1

(7,5)

 

 

 

 Bảng 4: Đề kháng in vitro A. baumannii

A.baumanni

N=12

Ampi

amika

Cefope

Ceftaz

Ceftria

Cipro

Levo

Colis

Pipera

Mero

Nhạy

 

6

(54,5)

7

(58)

3

(27,3)

2

(16,7)

6

(50)

7

(58,3)

12 (100)

6

(50)

7

(58,3)

Kháng

10 (100)

5

(45,5)

5

(42)

8

(72,7)

10

(83,8)

6

(50)

5

(41,7)

 

6

(50)

5

(41,7)

 Bảng 5: Đề kháng in vitro Klesiella spp.

Klebsiella spp.

N=5

Ampi

amika

Cefope

Ceftaz

Ceftria

Cipro

Levo

Colis

Pipera

Mero

Nhạy

 

4

(80)

3

(60)

3

(60)

3

(60)

3

(60)

4

(80)

5

(100)

3

(60)

4

(80)

Kháng

5 (100)

1

(20)

2

(40)

2

(40)

2

(40)

1

(20)

1

(20)

 

2

(40)

1

(20)

Trung gian

 

 

 

 

 

1

(20)

 

 

 

 

 Bảng 6: Đề kháng in vitro E. coli

E.coli

N=4

Ampi

amika

Cefope

Ceftaz

Ceftria

Cipro

Levo

Colis

Pipera

Mero

Nhạy

 

3 (75)

4 (100)

2 (50)

2 (50)

2 (50)

2 (66,7)

3 (100)

3 (75)

3 (75)

Kháng

3 (100)

1 (25)

 

2 (50)

2 (50)

1 (25)

1 (33,3)

 

1 (25)

1 (25)

Trung gian

 

 

 

 

 

1 (25)

 

 

 

 

 

BÀN LUẬN

S. pneumonia (n= 41)

Nhóm betalactam bị đề kháng cao 70%; Clida. 87%, Ampi. 75%. Nhóm Macrolide bị đề kháng cao, azith. 82%.

Nhóm Cephalosporin (C) bị đề kháng thấp, Ceftri. 29%. Nhóm Carbapenem không bị đề kháng : Merope. 0%. Nhóm Aminoside bị đề kháng thấp, Amikax. 10%. Nhóm Quinolone ít bị đề kháng, Cipro. 37,5%, Levo. 20%. Vancomycin không bị đề kháng.

Theo Phạm Hùng Vân, trong nghiên cứu đa trung tâm 2006 cho thấy với 204 chủng S. pneumoniae, tình hình đề kháng như sau: ery 78-80%; cla 86%; azi 74-80%; TMS 75-82%; chlor 29%; levo 1%; oflox 1%; gati 1%; coamox 6%; PNC 38-80% (14). Trong nghiên cứu của ANSORP (2005-2006) cho thấy tỉ lệ S.pneumoniae kháng PNC (gồm PRSP và PISP) tại Hàn Quốc, Nhật, Việt Nam và Thái Lan lên đến 50%; và trên các chủng Việt Nam cho thấy dù hãy còn nhạy cảm nhưng đã có 17% giảm nhạy cảm với Ceftriaxone và 32% giảm nhạy cảm với Imipenem. Tại Việt Nam, tỉ lệ S.pneumonia đề kháng PNC là 71% và đề kháng Macrolide là 92%, đứng đầu khu vực Châu Á TBD (12,13). Trong nghiên cứu tại BV Nguyễn Tri Phương 2001-2002, vi khuẩn đề kháng mạnh với Macrolid, Aminoside, TMS. Ðặc biệt, đề kháng hoàn toàn với oxacillin nên có khả năng đề kháng với betalactam. Ðề kháng ít với C2, Vanco, Quinolone 2 (6). So với nghiên cứu 2006-07 (7), và năm 2008 (5), VK gia tăng đề kháng với C3 (Ceftriaxone), Quinolone; nhưng giảm đề kháng với Aminoside. 

Như vậy kết quả nghiên cứu này cho thấy vi khuẩn đã gia tăng đề kháng với các kháng sinh.

Staphylococcus spp. (n =6)

Nhóm betalactam bị đề kháng cao 83,5%; Clida. 80%. Nhóm Macrolide bị đề kháng cao, Ery. 100%.

Nhóm Cephalosporin (C) bị đề kháng hoàn toàn, Ceftri. 100%, Cefta. 100%, Merope. 100%. Nhóm Aminoside bị đề kháng thấp, Amikax. 17%. Nhóm Quinolone bị đề kháng cao, Cipro. 100%, Levo. 50%.

Vancomycin không bị đề kháng.

Theo Song JH-nghiên cứu ANSORP, tại vùng Châu Á TBD, tỉ lệ MRSA tại Việt Nam là 28,2%, đứng hàng thứ tư, sau Taiwan 40,5%; Srilanka 38,8%; Philipine 30,1% (13).

Trong nghiên cứu tại BV Nguyễn Tri Phương 2008 (5), vi khuẩn đề kháng mạnh với tất cả các lọai kháng sinh, chỉ còn không đề kháng với Vanco., Lineso. và Rifam.

Theo Hà Mai Dung và cs, tại BV Chợ Rẫy năm 1998, sự đề kháng kháng sinh của MRSA như sau: ery 100%, clari 100%, gent 96,6%, ami 72%, chloram 56,1%, cipr 83,3%, clinda 57,1%, doxy 89,6%, fusi 32,6%, linco 68,6%, rif 15,3%, spira 54,3%, TMS 41,3%, vanc 0%; sự đề kháng kháng sinh của MSSA như sau: ery 27,1%, clari 6,9%, gent 13,1%, ami 2%, chloram 40%, cipr 9,6%, clinda 10,6%, doxy 24,6%, fusi 26,8%, linco 22,4%, rif 2%, spira 10,4%, TMS 21,6%, vanc 0% (4).

Theo Phạm Hùng Vân,  MRSA đề kháng với hầu hết các kháng sinh,  chỉ còn đề kháng ít với Rif và không đề kháng với Vanc; MSSA chỉ đề kháng mạnh với PNC, đề kháng ít với các loại kháng sinh khác (9,10).

  Pseudomonas spp. (n = 13)

Nhóm betalactam bị đề kháng cao, Ampi. 75%. Piperazin-Tazobactam (PZ-TZ) bị đề kháng thấp 23%.

Nhóm C bị đề kháng cao :Ceftri. 66,7%; Cefta. 31%. Nhóm Quinolone bị đề kháng khá cao: Cipro. 38,5 – 46,2%; Levo. 31 – 38,5%.

Nhóm Aminoside bị đề kháng khá thấp: Amika.  23%. Nhóm Carbapenem bị đề kháng thấp :Merope. 8%. Colistin không bị đề kháng.

So với nghiên cứu tại BV Nguyễn Tri Phương 2001-2002, vi khuẩn đề kháng mạnh với tất cả kháng sinh, chỉ còn đề kháng tương đối ít với Amikacin (7-27%) (6). Nghiên cứu 2006-07 (7) cho thấy P. aeruginosae còn đề kháng tương đối ít với Imipe. (6-10%) và Amikacin (15-20%). Nghiên cứu 2008 (5) cho thấy Ticarcillin có đề kháng thấp 18%; Piperazin-Tazobactam (PZ-TZ) không bị đề kháng. Nhóm C4 bị đề kháng thấp :Cefe.  13%; Imipe. 18%. Nhóm Aminoside bị đề kháng khá thấp: Tobra. 15- 18%; Amika.  15 - 18%. Nhóm Quinolone bị đề kháng khá thấp: Cipro. 12 - 15%; Oflox. 25%; Levo. 17%.

Trong nghiên cứu này cho thấy VK cũng đề kháng tương đối thấp Amika.,PZ-TZ, Carbapenem và Colistin.

 Acinetobacter baumannii (n = 12)

Nhóm betalactam bị đề kháng cao, Ampi. 100%; PZ-TZ 50%.

Nhóm C bị đề kháng cao :Ceftri. 84%; Cefta. 73%. Nhóm Carbapenem bị đề kháng cao, Mero. 42%.Nhóm Aminoside bị đề kháng cao, Amika. 45,5%. Nhóm Quinolone bị đề kháng cao:Cipro. 50%; Levo. 42%.

VK không đề kháng với Colistin.

So với nghiên cứu tại BV Nguyễn Tri Phương năm 2008 (5), nhóm PNC bị đề kháng cao, Amoxiclav 50%; Ticarcillin 50%; PZ-TZ không bị đề kháng. Nhóm C bị đề kháng cao :Cefu. 100%; Ceftri. 50 - 100%; Cefta. không bị đề kháng. Nhóm C4 không bị đề kháng.

Nhóm Aminoside không bị đề kháng. Nhóm Quinolone bị đề kháng khá thấp:Cipro. 0%; Levo. 33%.

Như vậy vi khuẩn đã gia tăng đề kháng rất trầm trọng. Chỉ còn nhạy với Colistin và nhạy thấp với Carbapenem.

Klebsiella pneumonia (n =54)

Nhóm betalactam bị đề kháng cao, Ampi. 100%; PZ-TZ 40%.

Nhóm Cephalosporin (C) bị đề kháng cao : Ceftri. 40%; Cefta. 40%. Nhóm Carbapenem bị đề kháng khá thấp :Mero. 20%.

Nhóm Aminoside bị đề kháng khá thấp: Amika. 20%. Nhóm Quinolone bị đề kháng khá thấp:Cipro. 20 - 40%; Levo. 20%. Vi khuẩn không đề kháng với Colistin.

Kết quả nghiên cứu tại BV Nguyễn Tri Phương năm 2008 (5) cho thấy nhóm PNC ít bị đề kháng, Amoxiclav 27%; Ticarcillin 11%; PZ-TZ 50% (trung gian).Nhóm Cephalosporin (C) bị đề kháng cao :Cefu. 44%; Ceftri. 23- 31%; Cefta. 50%(TG). Nhóm C4 bị đề kháng khá thấp :Cefe.  22%; Imipe. 88%.

Nhóm Aminoside bị đề kháng khá thấp: Tobra. 5%; Amika.  15%. Nhóm Quinolone bị đề kháng khá thấp:Cipro. 15%; Oflox. 21%; Levo. 20%.

Như vậy vi khuẩn cũng đã gia tăng đề kháng, chỉ đề kháng ít với Carbapenem, Amikacin, Quinolone và Colistin.

E. coli (n =4)

Nhóm betalactam bị đề kháng cao, Ampi 100%. PZ-TZ thấp 25%.

Nhóm C bị đề kháng cao: Ceftri. 50%; Cefta. 50%; trừ Cefope. 0%. Nhóm Carbapenem bị đề kháng thấp :Mero. 25%.

Nhóm Aminoside bị đề kháng thấp: Amika. 25%. Nhóm Quinolone bị đề kháng khá cao:Cipro. 25- 50%; Levo. 33%. Vi khuẩn không đề kháng với Colistin.

So với nghiên cứu 2008 tại BV Nguyễn Tri Phương (5) thì nhóm PNC bị đề kháng cao, Amoxiclav 67%. Ticarcillin 33%; PZ-TZ 100%.Nhóm C ít bị đề kháng: Cefu. 33%; Ceftri. 17%; Cefta. 20%. Nhóm C4 bị đề kháng thấp :Cefe.  17%; Imipe. 17%. Nhóm Aminoside bị đề kháng khá cao: Tobra. 33%; Amika.  33%. Nhóm Quinolone bị đề kháng cao:Cipro. 33%; Oflox. 50%.

Như vậy VK chỉ ít đề kháng với TZ-PZ, Carbapenem, Amikacin và Colistin.

Theo Nguyễn Văn Thành thực hiện tại BV đa khoa TW Cần Thơ, với 90 lần phân lập được vi khuẩn thì Streptococcus spp. là vi khuẩn chủ yếu, sau đó là trực khuẩn Gram âm (22,2%) và S. aureus (15,6%), P. aeruginosae (10%); Và tình hình kháng thuốc của vi khuẩn cũng không quá bi quan (8).

 KẾT LUẬN

Các vi khuẩn gây viêm phổi rất đa dạng và đề kháng kháng sinh cao.

S. pneumonia đề kháng hoàn toàn với oxacillin nên đề kháng cao với betalactam. Staphylococcus spp. chỉ không đề kháng với Vancomycin. P.aeruginosa chỉ còn đề kháng tương đối thấp Amikacin, Piperacillin Tazobactam, Carbapenem và Colistin. A. baumannii chỉ không đề kháng với Colistin và đề kháng khá cao với Carbapenem. Các Enterobacteriacea cũng gia tăng đề kháng kháng sinh.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Alexander Project, (1998-2000)S. pneumoniae resist to penicillin and macrolide.

  2. Barlett JG., (1999), Pneumonia,Management of Respiratory tract infections, Lippincott Williams & Wilkins, 2nd edition, p 42-45.

  3. Guidelines for the management of adults with community-acquired pneumonia, (2001),Am J Respir Crit Care Med, Vol 163, p 1730-1754.

  4. Hà Mai Dung, Võ Thị Chi Mai, (2000),Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA) tại bệnh viện Chợ rẫy, Y học TP Hồ Chí Minh, Số đặc biệt hội nghị khoa học kỹ thuật trường ÐH YD TPHCM lần thứ XVIII, phụ bản số 1, tập 4, trang 97-100.

  5. Lê Tiến Dũng, (2010),Đề kháng in vitro vi khuẩn gây viêm phổi đợt kịch phát COPD  tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương 2008.Y học thành phố Hồ Chí Minh,Hội nghị khoa học kỹ thuật BV Nguyễn Tri Phương,  Trường Ðại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, tập 2, phụ bản của tập 14, trang 47-54.

  6. Lê Tiến Dũng, (2003), Ðặc điểm và sự đề kháng in-vitro vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Nguyễn Tri Phương 2001-2002. Y học TPHCM,7:phụ bản 1,26-31.

  7. Lê Tiến Dũng, (2007),Ðặc điểm và sự đề kháng in-vitro vi khuẩn gây viêm phổi tại BV Nguyễn Tri Phương 2006-2007. Y học TPHCM, hội nghị khoa học kỹ thuật trường ÐH YD TPHCM, phụ bản số 1, trang 34- 39.

  8. Nguyễn Văn Thành, (2005),Kháng sinh trị liệu trong viêm phổi cộng đồng người lớn nhập viện: Một số phân tích từ góc độ vi trùng học, Tạp chí Y học thực hành, Công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị bệnh phổi toàn quốc, Cần Thơ 6-2005, Bộ Y Tế, số 513/2005, trang 103-108.

  9. Phạm Hùng Vân, Nguyễn Phạm Thanh Nhân, Phạm Thái Bình, (2005),Khảo sát tình hình đề kháng in-vitro các kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng hô hấp cấp, Tạp chí Y học thực hành, Công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị bệnh phổi toàn quốc, Cần Thơ 6-2005, Bộ Y Tế, số 513/2005, trang 117-125.

  10. Phạm Hùng Vân, (2001), Vai trò phòng thí nghiệm vi sinh trong giám sát nhiễm trùng bệnh viện,Sở Y tế, BV Nguyễn Tri Phương, Hội thảo chuyên đề nhiễm trùng bệnh viện, ngày 27/11/2001, trang 1-26.

  11. PROTEK Project, (1999-2000), S. pneumoniae resist to penicillin and macrolide.

  12. Song J.H. et al, (2005),Spread of drug-resistant Streptococcus pneumoniae in Asian countries: Asian Network for Surveillance of Resistant Pathogens (ANSORP) Study. Clin. Infec. Disea. 28,1206-1211.

  13. Song JH, (2006), Global crisis of Pneumococcal resistance: alarm calls from the East,Drug Resistance in the 21st Century, 3rdInternational Symposium on Antimicrobial Agents and Resistance, p 53 – 67.

  14. Van Pham Hung et al, (2006),A multicenter study on antibiotic resistance of 204 S.pneumoniae strains – Results from 10 hospitals across Vietnam- ANSORP news- 2006/11/27.

 

 

Nguồn: Lê Tiến Dũng, Nguyễn Minh Mẫn, (2016), Đề kháng in vitro vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM 2015, Y học thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị khoa học kỹ thuật BV Chợ Rẫy ngày 22 tháng 04 năm 2016, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản số 2, tập 20, tr 175 - 179. ISSN 1859 – 1779.