1.  Microbiome hô hấp

Microbiome cơ thể: Microbiome được định nghĩa như một tập hợp toàn bộ vi sinh vật đồng sinh, cộng sinh và gây bệnh tồn tại bên trong như đường tiêu hóa, miệng, mũi... hoặc trên bề mặt da của cơ thể người. Số lượng vi sinh vật trong microbiome cơ thể người khoảng 100 tỉ tỉ, nhiều gấp 10 lần số lượng toàn bộ các tế bào cơ thể và số gen vi khuẩn gấp 100 – 1000 lần số gen người. Quần thể microbiome không chỉ tồn tại song song ở cơ thể người mà có sự tương tác giữa microbiome và ký chủ: microbiome mang lại một số chức năng chuyển hóa cho cơ thể ký chủ (1).

Xem tiếp...

TÓM TẮT :

Mục tiêu: Tìm mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến không khí an toàn người bệnh tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện 300 Nhân viên Bệnh viện Nguyễn Tri Phương để đạt khoảng tin cậy 95%, phù hợp với yêu cầu thực hiện SEM để xác định quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình.

Xem tiếp...

TÓM TẮT :

Mục tiêu: Tìm hiểu những suy nghĩ và mong đợi của nhân viên bệnh viện trong công việc hàng ngày, để xây dựng môi trường làm việc thân thiện và tôn trọng lẫn nhau.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tìm hiểu 134 nhân viên y tế (NVYT) bệnh viện Nguyễn Tri Phương bằng bộ câu hỏi được thiết kế để thu thập các biến số như đặc điểm xã hội, các thông tin về sự suy nghĩ về môi trường làm việc, và sự mong đợi của nhân viên

Xem tiếp...

Tóm tắt:

Do những khó khăn trong việc thực hiện các kỹ thuật vi sinh thường quy để chẩn đoán virus và vi khuẩn gây bệnh không điển hình, trong thực hành chúng ta dường như không quan tâm đúng mức vai trò gây bệnh của các tác nhân này, nhất là trong nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em.

Xem tiếp...

P.H.Vân[1],7*, N.V.Thành2, T.V.Ngọc3, N.Đ.Duy4, L.T.T.Huong5, C.T.M.Thúy6,L.T.K.Thảo1, N.T.H.Thảo1, P.T.Hương8, P.Q.Camelia9, P.T.Sơn9

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay trong nước chưa có dữ liệu về phổ tác nhân vi sinh gây nhiễm trùng hô hấp dưới cộng đồng không phải nhập viện vì đây là các đối tượng không có chỉ định làm xét nghiệm vi sinh, trong khi đó dữ liệu như vậy lại rất cần thiết để giúp các bác sĩ cho chỉ định điều trị kháng sinh.

Xem tiếp...

TÓM TẮT 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp (ARTI: Acute Respiratory Tract Infection), bao gồm viêm phế quản cấp không biến chứng, viêm họng cấp, viêm mũi xoang và cảm lạnh là lý do phổ biến nhất để kê toa kháng sinh ở người lớn. Dùng kháng sinh không phù hợp với ARTI là một yếu tố quan trọng góp phần đề kháng kháng sinh. Các thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra các phản ứng bất lợi như: tiêu chảy, nôn ói, phát ban, sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson, vv. Mặc dù nguyên nhân vi khuẩn chỉ xảy ra ở <10% viêm phế quản, <15% viêm họng, <2% viêm mũi xoang, nhưng hầu hết các bệnh nhân vẫn được kê đơn kháng sinh!

Xem tiếp...

Abstract

The new GOLD 2017 guideline is the first major alteration to the Global Strategy for the Diagnosis, Management, and Prevention of COPD since 2011, when the ABCD assessment system was introduced. The system was intended to mark the beginning of the process of moving towards patient-tailored therapy for COPD. The most important change this year concerns the ABCD criteria.­­

Xem tiếp...

Tóm tắt

Hội chứng rối loạn chức năng đường thở phản ứng (RADS) là tình trạng xuất hiện các triệu chứng hô hấp trong vài phút hoặc vài giờ sau khi hít phải các chất khí có nồng độ cao. RADS được các nước phát triển xem là một thể của hen nghề nghiệp. Ở Việt nam, thể bệnh này chưa được quan tâm đúng mức nên chúng tôi báo cáo một ca bệnh nhằm gây sự quan tâm của mọi người.

Xem tiếp...

Tóm tắt: Qua con đường sinh bệnh của nhiễm khuẩn hô hấp dưới chúng ta sẽ thấy bệnh phẩm đầu tiên để có thể phát hiện các tác nhân vi sinh gây bệnh chính là đàm hay các bệnh phẩm có đàm lấy được từ bệnh nhân. Tuy nhiên xét nghiệm đàm là một xét nghiệm có rất nhiều thách thức cần phải vượt qua vì đây là một bệnh phẩm có tạp nhiễm nên phải làm thế nào bắt được đúng vi khuẩn gây bệnh chứ không phải là vi khuẩn tạp nhiễm. Ngoài ra, các tác nhân vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất lại là các tác nhân rất khó mọc, đòi hỏi phải có đủ các môi trường phân lập và phải được cấy ngay. Một bệnh phẩm khác cũng rất cần thiết phải được cấy để phát hiện tác nhân vi khuẩn gây viêm phổi, đó là cấy máu.

Xem tiếp...

Tóm tắt

Hen phế quản là một bệnh đa kiểu hình, thường được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí. Viêm mạn tính đường dẫn khí gây tăng đáp ứng của đường dẫn khí với các kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp, từ đó gây ra triệu chứng hen. Sinh bệnh học của hen tương đối phức tạp. Bất thường sinh lý chính trong hen là những đợt tắc nghẽn đường dẫn khí được đặc trưng bởi giới hạn luồng khí thở ra.

Xem tiếp...

1. Giới thiệu

Thuốc sử dụng đường xông-hít ngày càng trở nên phổ biến trong điều trị các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) ở cả người lớn và trẻ em. Sử dụng thuốc bằng đường xông-hít giúp đưa thuốc trực tiếp vào đường thở, nơi cần đưa thuốc đến, nên giảm được tác dụng phụ toàn thân của thuốc so với dùng đường chích/uống. Đường xông hít đồng thời cũng giúp thuốc có tác dụng nhanh hơn, điều này rất cần trong những trường hợp cần phải cắt cơn khó thở nhanh chóng khi bệnh nhân lên cơn khó thở.

Xem tiếp...

Tóm tắt: Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là một nguyên nhân quan trọng của hô hấp cấp và thường kết hợp với suy đa cơ quan. ARDS gây tử vong khoảng 40% trong 200.000 bệnh nhân nặng hàng năm ở Hoa Kỳ. Một số rối loạn lâm sàng có thể thúc đẩy vào ARDS gồm viêm phổi, nhiễm trùng huyết, hít dịch dạ dày và chấn thương nặng.Về mặt sinh lý, ARDS đặc trưng bởi phù phổi tăng tính thấm, thiếu oxy máu động mạch nghiêm trọng và giảm thải carbon dioxide. Điều trị ARDS bao gồm thông khí cơ học, giới hạn khối lượng dịch, dự phòng loét tì đè huyết khối tĩnh mạch, hỗ trợ dinh dưỡng và điều trị điều trị bệnh lý cơ bản. Tỷ lệ tử vong của ARDS đã được cải thiện đáng kể với chiến lược thở máy có bảo vệ phổi với thể tích khí lưu thông thấp (6 ml/kg), PEEP vừa đủ và giới hạn áp lực bình nguyên < 30 cm H2O. Điều trị bằng thuốc hiện nay chưa mang lại hiệu quả rõ ràng. Đa số bệnh nhân sống sót sau ARDS sẽ hồi phục chức năng phổi bình thường, nhưng một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân bị trầm cảm sang chấn tâm lý.

Xem tiếp...

Role of silicone tracheo-bronchitic stent in treatment of airway stenosis

Introduction. L’utilisation de la prothèse en silicone est assez répandue dans le monde mais jusqu’à maintenant, au Vietnam, il y a peu d’hôpitaux où cette technique est appliquée. Par rapport à la prothèse métallique, la prothèse en silicone est moins chère, peut être retirée facilement, est mieux tolérée par les malades. En raison de cette avantage, la prothèse en silicone est de plus en plus utilisée pour traiter les sténoses trachéo-bronchiques.

Xem tiếp...

Một trường hợp viêm đa sụn tái diễn đầu tiên tại Việt Nam được báo cáo. Một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại có thể bắt gặp ở nhiều chuyên khoa do tính chất tổn thương đa cơ quan. Chẩn đoán và điều trị được bàn luận.

Xem tiếp...

Đặt stent khí phế quản trong hẹp đường thở giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn là một chọn lựa khi không thể tiến hành giải phẫu hoặc bệnh nhân không thể mang canule mở khí quản suốt đời. Hiện nay stent silicone được sử dụng tương đối phổ biến trên thế giới nhưng tại Việt Nam chưa có một cơ sở nào áp dụng kỹ thuật này. Stent kim loại giá thành đắt và không thể lấy ra được, ít được sử dụng hiện nay. Thay vào đó, stent silicone trở nên thuận lợi hơn do giá thành rẻ, lấy ra dễ dàng hơn và bệnh nhân dung nạp tốt hơn nên ngày càng phổ biến trong điều trị hẹp khí phế quản.

Xem tiếp...