Thông tin cho bệnh nhân của Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ

Suy nhược là gì?

Suy nhược là khi một người gặp khó khăn trong việc khắc phục những thay đổi nhỏ về sức khỏe của họ. Những người bị suy nhược thường khó “hồi phục” sau bệnh tật hoặc chấn thương. Ví dụ, đợt bùng phát bệnh phổi của một người nào đó có thể có tác động nghiêm trọng và lâu dài hơn nếu họ đang phải sống trong tình trạng suy nhược. Tình trạng suy nhược rất phức tạp: nó có thể liên quan đến sức khỏe thể chất, tinh thần và/hoặc xã hội của một người. Nó có thể ảnh hưởng đến mỗi người theo một cách khác nhau.

Một số người có thể bị yếu cơ chân, năng lượng thấp, đi bộ chậm hoặc có thể giảm cân mà không cần cố gắng giảm. Những người khác có thể gặp khó khăn về suy nghĩ, trí nhớ và sức khỏe và/hoặc trở nên cô lập với những người khác. Kết quả là những người suy nhược thường gặp nhiều rắc rối hơn trong các hoạt động hàng ngày.

Thuật ngữ ' suy nhược' mang tính tiêu cực. Nó được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Tuy nhiên, khi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nói về tình trạng suy nhược, họ đang xem xét tác động của nó đối với sức khỏe của bạn và muốn đảm bảo rằng bạn nhận được sự chăm sóc dành riêng cho mình. Một khi được nhận ra, suy nhược có thể được điều trị. Một số phương pháp điều trị được liệt kê dưới đây :

Đối tượng nào thường bị suy nhược?

Mặc dù tình trạng suy nhược phổ biến hơn ở người lớn tuổi, nó cũng có thể xảy ra ở người trẻ. Những người mắc các bệnh mạn tính, bao gồm cả bệnh phổi mạn tính, có nguy cơ mắc bệnh suy nhược cao hơn. Mọi người có thể trở nên suy nhược sau một cơn bệnh ngắn nhưng bình thường sẽ hồi phục sau một thời gian ngắn. Những người khác cần thêm thời gian và sự hỗ trợ để cải thiện.


Vì sao việc nhận ra tình trạng suy nhược là quan trọng ?

Những người suy nhược có thể gặp nhiều khó khăn hơn với sức khỏe của mình. Tuy nhiên, tình trạng suy nhược có thể thay đổi theo thời gian. Tác động của sự suy nhược có thể được giảm bớt nếu có sự hỗ trợ phù hợp. Nhận ra tình trạng suy nhược là bước đầu tiên để nhận được sự giúp đỡ.

Tôi có thể làm gì nếu tôi nghĩ mình đang sống trong tình trạng suy nhược?

Nếu bạn cho rằng mình có thể bị suy nhược như bạn gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày và/hoặc bạn cảm thấy khó 'hồi phục' hơn sau một trận ốm ngắn. Đầu tiên, bạn nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Họ có thể dùng một số bài kiểm tra đơn giản để kiểm tra bạn chi tiết hơn và cho bạn biết về sự hỗ trợ có thể hữu ích. Đề xuất của họ có thể bao gồm:

·    Phục hồi chức năng phổi: Phục hồi chức năng phổi là một bài tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe của bạn và giúp bạn kiểm soát bệnh phổi. Phục hồi chức năng thường có thể giúp giảm tình trạng suy nhược cũng như cải thiện các triệu chứng và sức khỏe. (nguồn : https://www.thoracic.org/patients/patient-resources/resources/pulmonary-rehab.pdf)

·    Huấn luyện để cải thiện khả năng giữ thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã: Đối với một số người, một chương trình giúp bạn giữ thăng bằng và sức mạnh, và/hoặc giúp giảm nguy cơ té ngã có thể là một sự cần thiết.

·    Dinh dưỡng: Đối với một số người, dinh dưỡng kém và giảm cân góp phần khiến họ suy nhược cơ thể. Sự kết hợp của những thay đổi trong chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung để giúp tiêu thụ nhiều protein và/hoặc calo hơn có thể giúp ích.

·    Hỗ trợ từ một chuyên gia lão khoa: Nếu bạn cao tuổi, bạn có thể được giới thiệu chuyên gia lão khoa trong việc quản lý tình trạng suy nhược. Các dịch vụ của họ có thể bao gồm đánh giá toàn diện về lão khoa, trong đó họ tiến hành đánh giá tổng thể về sức khỏe của bạn và giúp phát triển một kế hoạch chăm sóc phù hợp dựa trên những gì bạn và bác sĩ lão khoa quyết định là tốt nhất cho nhu cầu của bạn.

Các bước hành động

·    Nếu bạn cảm thấy mình đang có dấu hiệu suy nhược, hãy sắp xếp đến gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe để thảo luận về vấn đề của bạn và các lựa chọn điều trị.

·    Đừng lo lắng nếu bạn được giới thiệu đến các nhóm khác để được hỗ trợ thêm vì tình trạng suy nhược: đây thường là một phần quan trọng trong việc đánh giá và giải quyết đầy đủ nhu cầu của bạn.

·    Nói chuyện với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè của bạn về bất kỳ vấn đề nào bạn gặp phải. Họ giúp bạn làm rõ hơn những vấn đề bạn đang gặp phải.

·    Đừng ngần ngại nhận được sự trợ giúp do chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc nhà trị liệu của bạn đề xuất.

·    Hãy hỏi chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn những câu hỏi nếu bạn không hiểu cách điều trị được đề nghị.

Tác giả: Lisa Jane Brighton PhD, Suzanne Lareau RN MS, Matthew Maddocks PhD, Christian Osadnik PhD, Lies Lahousse PhD PharmD, Annemarie Lee PhD, Jennifer Allison PhD, Jonathan Singer MD MS, Dmitry Rozenberg MD PhD, William DC Man PhD FRCP, Lauren Ferrante MD MHS, Martijn A Spruit PhD, Chris Burtin PhD, Samantha L Harrison PhD MCSP, Anand S Iyer MD MSPH

Phản biện: Fady Jamous, MD, Marianna Sockrider, MD, DrPH

Lời phản hồi: Cảm ơn các đại diện, người sử dụng dịch vụ Maureen, Dennis, Brenda và Alan vì phản hồi của họ về tờ thông tin này.

Người dịch: BS. Lê Thị Tuyết Lan

Nguồn:

Hội Lồng ngực Hoa Kỳ

Thể dục với bệnh phổi: https://www.thoracic.org/patients/patient-resources/resources/exercise-with-lung-disease.pdf


Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ

Bí quyết cho việc vận động ngoài trời vào mùa đông : https://www.lung.org/blog/outdoor-exercise-winter

• Dinh dưỡng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: https://www.lung.org/lung-health-diseases/lung-disease-lookup/copd/living-with-copd/nutrition

Dinh dưỡng và hen: https://www.lung.org/blog/asthma-and-nutrition

Dinh dưỡng và xơ phổi: https://www.lung.org/lung-health-diseases/lung-disease-lookup/pulmonary-fibrosis/patients/living-well-with-pulmonary-fibrosis/nutrition

Quỹ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài thể dục cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: https://www.copdfoundation.org/Learn-More/I-am-a-Person-with-COPD/Exercise.aspx

• Dinh dưỡng cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: https://www.copdfoundation.org/Learn-More/I-am-a-Person-with-COPD/Nutrition-for-Someone-with-COPD.aspx

Nguồn bài:

https://www.atsjournals.org/doi/epdf/10.1164/rccm.207i11P5?role=tab